Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất và để nhận được năng lượng trong suốt cả ngày, bạn nên đưa những thực phẩm giàu protein sau vào bữa ăn sáng nhé!
Trứng
Trứng rất giàu protein và thường có 6 gam protein trong mỗi quả trứng.
Nếu bạn đang có mức cholesterol trong máu quá cao hay chất béo đang là một sự quan tâm đối với cơ thể hơi có phần "béo ú" của bạn thì nên hạn chế tiêu thụ trứng hoặc chỉ dùng 2 lòng trắng trứng trong mỗi bữa sáng thay vì ăn toàn bộ một quả trứng.
6 thuc pham tot nhat cho bua sang
Sữa

Sữa và hầu hết các sản phẩm chế biến từ sữa đều có hàm lượng protein cao và thực tế có một số loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chứa khá ít chất béo.

6 thuc pham tot nhat cho bua sang

Vì thế, bạn nên lưu ý điều này khi lựa chọn sữa nhé. Có thể, bạn chỉ cần uống một ly sữa ấm hoặc một miếng  phô mai không béo cũng đã giúp cung cấp cho bạn khoảng 16 gram protein rồi.

Đậu phộng, bơ

Hãy để hạnh nhân, bơ trên bánh mì nướng cũng là một thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng.

6 thuc pham tot nhat cho bua sang

Tuy hàm lượng protein khác nhau, nhưng đậu phộng và bơ đều có chứa khoảng 4 gram protein trong mỗi khẩu phần ăn.

Những sản phẩm từ đậu nành

Có rất nhiều sản phẩm chế biến từ đậu nành trên thị trường, bao gồm sữa đậu nành và ngũ cốc ăn sáng. Một bát ngũ cốc giàu protein với sữa đậu nành không thêm đường sẽ cung cấp khoảng 20 gram protein cho bạn.

6 thuc pham tot nhat cho bua sang



Cá rất giàu protein và chất béo lành mạnh. Nếu không có cá tươi và  nếu bạn không có nhiều thời gian để ăn sáng, bạn có thể thay thế bằng cá hộp cũng là một thay thế tuyệt vời để ăn kèm với bánh sandwich.

6 thuc pham tot nhat cho bua sang

Được biết, trong 1 hộp cá hồi hun khói có chứa khoảng 16 gram protein trong mỗi khẩu phần ăn.

Thịt

6 thuc pham tot nhat cho bua sang

Thịt lợn muối xông khói, xúc xích và giăm bông cũng là những thực phẩm tuyệt vời thay thế và cho một  lượng chất béo thấp. Mỗi khẩu phần ăn có thể chứa khoảng 12 gram protein.
Việt Báo ( Theo Afamily)
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  


Quả kiwi chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin, có tác dụng chống nhiều bệnh tật.
Những ai mê ăn quả kiwi có thêm lý do để tiếp tục duy trì thói quen tốt này của mình. Đó là quả kiwi chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin, có tác dụng chống nhiều bệnh tật.
Báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ cho biết, quả kiwi là nguồn phong phú vitamin A, C và E. Vitamin C là chất chống ô-xy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do, chống lại bệnh tim mạch, ung thư, và bệnh béo phì.
Chất xơ có trong quả kiwi giúp điều trị một số bệnh như tiểu đường bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, chống bệnh ung thư ruột và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.
Các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân tim nên dùng kiwi mỗi ngày vì nó có tác dụng giảm nguy cơ bị trụy tim.
Ngoài ra, quả kiwi còn có tác dụng ngừa bệnh hen suyễn; ngừa ho và thở khò khè, nhất là ở trẻ em; bảo vệ DNA không bị đột biến; cung cấp hàm lượng chất chống ô-xy hóa cho cơ thể.
Nguồn: Thanh Niên Online

»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng ở Việt Nam, cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh thường là thiếu vitamin D (chất điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt-pho) do không được cung cấp đủ qua thực phẩm và tắm nắng.
Bé Phong nhà chị Hương sinh ra đã nặng 3,8 kg. Bé ham ăn, không ốm vặt, lại được mẹ tích cực "nhồi" nên tăng cân như thổi. Nhưng gần đây, bé ngủ không yên giấc, khi ngủ ra rất nhiều mồ hôi, tóc sau gáy rụng thành một vòng tròn.
Chị đọc báo, biết những biểu hiện này cũng gặp trong bệnh còi xương nên muốn mang con đi khám dinh dưỡng. Nhưng mẹ chồng chị gạt phắt ngay ý định đó và nhìn con dâu như một đứa dở hơi: "Đang yên đang lành lại mang con đi khám! Thử xem ở đây có đứa trẻ nào bụ như cháu tôi không mà chị rủa nó là còi?".
Một lần, bé Phong bị viêm họng, chị Hương gọi bác sĩ gia đình đến khám. Bác sĩ nhìn thấy vòng tóc rụng trên đầu bé, hỏi mấy câu rồi bảo bé bị còi xương. Lúc đó, bà nội mới hơi tin và đồng ý cho mang bé đi tư vấn dinh dưỡng.
Không chỉ bà nội bé Phong mà nhiều bậc phụ huynh khác cũng tin rằng, con cháu họ cân nặng cao thì không thể gọi là còi xương được. Thực ra, còi xương và "còi thịt" là hai chuyện khác nhau.
Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám Viện Dinh dưỡng, quá bụ bẫm thậm chí là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường nên nếu bố mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ.
Triệu chứng bệnh thường gặp: Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi...
Các thống kê và thực tế khám và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng cho thấy, còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân, có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng... Có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng, chế độ ăn không cân đối. Vì vậy, để điều trị, cần xét đến tất cả các nguyên nhân.
Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp thu được. Mặt khác, nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không đủ vitamin D. Trẻ cần "lấy" thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút tắm nắng vào buổi sáng, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.
Để dự phòng còi xương, các chuyên gia khuyến cáo, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm...) vì chất này thuộc lại tan trong dầu. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân tay, lưng, bụng. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.
Theo HẢI HÀ - VnExpress
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  


Nếu có phương pháp ăn uống hợp lý sữa có thể giúp chống béo phì.
Nếu có phương pháp ăn hợp lý, sản phẩm sữa có thể phát huy tác dụng chống béo phì, giúp chúng ta có thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể.
Nghiên cứu của tiến sỹ Mike Semmel, Chủ nhiệm Học viện dinh dưỡng, Đại học Tennessee (Mỹ) đã chứng minh canxi và các thành phần khác trong sản phẩm sữa như whey protein (đạm gầy) có thể giúp đốt cháy chất béo dư thừa.
Kết quả trên đã chứng minh điều ngược lại với ý kiến của rất nhiều người cho rằng sản phẩm sữa dễ khiến con người phát phì.
Khi tổng lượng calo nạp vào cơ thể không thay đổi, nếu hàng ngày ăn thêm sản phẩm sữa sẽ giúp giảm đáng kể lượng mỡ dư thừa, đồng thời còn có thể giúp bạn kiểm soát được trọng lượng cơ thể.
Whey protein là một loại protein hòa tan có trong sữa bò, hàm chứa tất cả các loại amino acid thiết yếu trong cơ thể con người.
Ngoài ra, whey protein cũng là nguồn cung cấp BCAAS (các amino acid chuỗi nhánh) thiên nhiên phong phú. BCAAS có tác dụng giảm sự mệt mỏi, tổn thương cơ bắp và đẩy nhanh hồi phục cơ bắp và giảm đau sau khi vận động.
Whey protein không chỉ có lợi cho những người hay vận động mà còn có lợi đối với những người khác. Đặc biệt đối với người già, khi tuổi tác ngày càng cao, khả năng hấp thụ whey protein từ thức ăn của họ ngày càng thấp, cơ bắp teo dần, khiến họ giảm vận động, điều đó dẫn đến béo phì và hay ngã gẫy xương. Vì thế việc bổ sung kịp thời whey protein và vận động hợp lý giúp người già phòng tránh béo phì, gẫy xương, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.
Ngoài ra, trong cơ thể có hàm lượng whey protein phong phú giúp nâng cao khả năng chống ôxy hóa trong cơ thể, có tác dụng rất lớn trong dự phòng nhiều bệnh mãn tính và làm chậm lại tiến trình lão hóa.
Các bác sỹ khuyên rằng để kiểm soát trọng lượng cơ thể trong bữa ăn hàng ngày chúng ta có ăn thêm các sản phẩm bổ sung whey protein như sữa bò, sữa chua và các đồ uống từ sữa.
Nguồn: Vietnamplus

»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  


Uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh ung thư tụy
Những ai dùng từ hai lon (chai) nước ngọt có gas trở lên mỗi tuần (trung bình 5 lần/tuần), nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng 87% so với những người không dùng loại nước ngọt này.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) đã đưa ra lời khuyên trên sau khi khảo sát ở 60.524 người trong 14 năm.
Trong khoảng thời gian này, đã có 140 người mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Các chuyên gia nhận thấy ở những ai dùng từ hai lon (chai) nước ngọt có gas trở lên mỗi tuần (trung bình 5 lần/tuần), nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng 87% so với những người không dùng loại nước ngọt này.
“Hàm lượng đường cao trong nước ngọt có thể làm tăng lượng insulin trong cơ thể, qua đó góp phần kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến tụy”, hãng tin UPI (Mỹ) dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Mark Pereira cho biết.
Theo các chuyên gia, thay vì dùng nước ngọt có gas, bạn nên uống nhiều nước trái cây.
Nguồn: Thanh niên
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  


Xoài giàu chất chống ôxy hóa 
Xoài giàu chất chống ôxy hóa có tác dụng trung hòa các phân tử gốc tự do thường gây tổn hại cho các tế bào và dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như bệnh ung thư, bệnh tim, lão hóa sớm...
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan nghiên cứu khoa học đời sống và nông nghiệp Texas AgriLife Research (Mỹ) đã rút ra kết luận trên sau khi nghiên cứu công dụng của xoài trong việc ngăn ngừa một số bệnh tật.
Cụ thể, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia nhận thấy chất chiết xuất từ xoài, vốn chứa chất polyphenol, có tác dụng ngừa bệnh ung thư vú và ung thư ruột kết.
Ngoài ra, chất polyphenol có trong xoài còn có thể giúp chống bệnh ung thư phổi, tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu nhưng không hiệu quả bằng việc ngừa bệnh ung thư vú và ruột kết.
Bên cạnh đó, trong xoài có hàm lượng chất sắt cao nên quả xoài là loại quả tuyệt vời cho phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu. Ăn xoài còn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
 
Nguồn: suckhoedoisong

»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

  Não và các mô thần kinh của gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc
Não và các mô thần kinh của gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc nhưng không phải gián, châu chấu là giúp cơ thể kháng được các loại vi khuẩn.
Không phải cứ ăn là diệt được vi khuẩn
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Anh (NIH) đã phát hiện trong não và các mô thần kinh của hai loại côn trùng này ít nhất có chín loại phân tử có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn E.coli và khuẩn tụ cầu MRSA kháng meticillin.
Các thử nghiệm đã khẳng định các phân tử diệt khuẩn trong não và mô thần kinh của hai loài côn trùng này không gây hại cho tế bào của người.
GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ  tịch Hội Côn trùng học Việt Nam tỏ ra khá bất ngờ về phát hiện này: Việt Nam chưa có những nghiên cứu sâu rộng đến thế. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, không phải không có cơ sở.
Châu chấu rang
Bản thân gián, châu chấu và các loài côn trùng khác cũng có khả năng kháng được một số loại vi khuẩn để tồn tại. Tuy nhiên, việc bản thân chúng có thể kháng được vi khuẩn, đến việc giúp cho con người kháng được vi khuẩn lại là một con đường rất dài.
GS Bùi Công Hiển, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Côn trùng học cho biết, gián và châu chấu có rất nhiều loài khác nhau như châu chấu đầu bằng, châu chấu đầu nhọn, châu chấu ma... Gián có gián đất, gián nhà, gián Đức, gián Mỹ... Bản thân con gián là loài côn trùng truyền bệnh bởi tính chất ăn tạp và thói quen sống chui rúc ở những nơi ẩm thấp, hôi hám và bẩn thỉu.
Bộ phận truyền bệnh chính là chân chúng. Ở châu chấu, mức độ truyền bệnh này thấp hơn song đa phần chúng là loại hại mùa màng. Tuy vậy, việc phát hiện ra chất tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc nằm trong não của chúng là điều rất có thể.
Tất nhiên, cần phải hiểu rằng, nếu nghiên cứu này là đúng không có nghĩa là người ta sẽ ăn các con gián, châu chấu để giúp cơ thể kháng được các loại vi khuẩn. Con đường nghiên cứu, ứng dụng hoạt chất sinh học sau khi đọc được cấu trúc của nó thì đến nay, ở Việt Nam hay bất cứ nước nào trên thế giới cũng tiến hành như nhau. Để có những hoạt chất này, người ta sẽ không chọn cách nuôi gián hay châu chấu với số lượng lớn mà sẽ thực hiện mô phỏng cơ chế này trong phòng thí nghiệm để tạo ra các hoạt chất cần thiết.
Bổ hơn cả thịt gà
GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết, chuyện gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt được vi khuẩn kháng thuốc đúng hay không sẽ còn phải được nghiên cứu kỹ trong thời gian tới, nhưng chắc chắn gián và châu chấu là 2 loài không đến mức quá đáng ghét như chúng ta vẫn tưởng.
Chúng ta vẫn quan niệm rằng, gián là loài gây bệnh còn châu chấu là loài phá hoại mùa màng nên con người thường tìm cách tiêu diệt các loài này. Tuy nhiên, thực tế, ở nhiều nơi người ta còn nhân nuôi gián để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Còn với châu chấu, chúng chỉ thực sự gây hại khi trở thành đại dịch. Bình thường, châu chấu có nhiều protein cao cấp. Các nghiên cứu đã cho thấy, châu chấu có nhiều chất dinh dưỡng còn bổ hơn cả thịt gà.
GS Bùi Công Hiển cho biết thêm, hiện ở Việt Nam, châu chấu là loài có hại cho mùa màng nên người ta không nuôi loại côn trùng này. Tuy nhiên, người ta vẫn lùng bắt loài này để làm thực phẩm, nhất là thời gian gần đây khi "mốt" thích ăn thức ăn côn trùng của người dân Việt Nam lên ngôi.
Về loài gián, đây là loài côn trùng được cho là loài bẩn, hôi nên không được sử dụng làm thực phẩm nhưng lại trở thành loài côn trùng được sử dụng nhiều vào mục đích khoa học như làm con vật thí nghiệm để giải phẫu, nghiên cứu về y học...
Nguồn: bee.net

»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Đã có 1 trẻ tử vong do tiêu chảy và 8 trẻ khác bị tiêu chảy cấp phải nhập viện điều trị tại Q8, TP.HCM. Bệnh tiêu chảy thường ở đỉnh vào tháng 3 và tháng 10-11 trong năm nên mọi người không thể chủ quan.
Thông tin trên do Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết.
Bệnh nặng vì thiếu hiểu biết
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ cho rằng, sai lầm mà mọi người thường mắc là sợ trẻ uống nhiều nước sẽ “chảy” nhiều hơn, nhưng họ không biết tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm nếu không được bù nước nhanh chóng.
Trường hợp cháu bé tử vong ở Q8 là ví dụ điển hình. Khi bé bị tiêu chảy, gia đình đã không cung cấp cho bé một lượng nước để bù vào nước tiêu chảy, đến khi bé yếu mới đưa đến bệnh viện.
Một trường hợp khác: chị Phan Thị Ngàn, ở quận 8 (TP.HCM), có con bị tiêu chảy đang điều trị tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi đồng 1, khi thấy con bị tiêu chảy đã vội chạy ra quán giải khát cạnh nhà mua nước ngọt, nước ép trái cây ngọt… cho con uống để… “cầm” tiêu chảy. Đến khi thấy con mình ngày càng chảy nhiều hơn, đi tiêu ra phân xanh rêu, có đờm, nôn ói và nằm li bì chị mới đưa con đi bệnh viện điều trị.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc - Trưởng Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi trẻ bị tiêu chảy, cho uống nước giải khát, nước ép trái cây ngọt, các thức uống có cà phê sẽ làm cho bệnh xấu hơn.
Nên ăn ít uống nhiều
Theo bác sĩ Phúc, khi bị tiêu chảy nên cho trẻ “ăn ít uống nhiều”. Tránh thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá...; các loại trái cây có bột như lê, đào, mận... mà nên cho trẻ uống nhiều nước.
Do cơ thể trẻ thải ra quá nhiều nước nên cần uống để bù lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô và dẫn đến bệnh khác. Nước có tác dụng như chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể.
Uống nhiều nước sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn. Nhưng có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa, vì nó làm tiêu chảy nặng hơn.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 TP.HCM, số trẻ nhập viện bệnh tiêu chảy luôn chiếm khoảng 1/3 số giường bệnh nội trú. Bệnh thường khởi phát “đỉnh” vào tháng 3, 9, 10 hằng năm.
Ở tiêu chảy cấp thường mất nước nhiều nên trẻ thường nằm li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống được hoặc uống rất ít. Trong tình huống này, việc cấp thiết nhất là bù ngay lượng nước cho cơ thể trẻ, nếu trẻ không uống được thì bù nước bằng cách cho truyền tĩnh mạch với dung dịch Lactate Ringer và đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu.
“Theo số liệu của khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khoảng 3% số trẻ không nhập viện mà có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi khám”, bác sĩ Phúc cho biết.
Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là “nước” uống tốt. Bên cạnh đó nên cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.
Ngoài ra, dùng dung dịch Oresol, có tác dụng cầm tiêu chảy, bù lại lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân. Về thực phẩm, nên cho trẻ ăn thức ăn nấu nhừ và ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu…
Theo LÊ NGUYỄN - Tiền phong
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

+ Con trai tôi đã 13 tháng tuổi, gần đây tôi thấy cháu hay bị chảy máu chân răng, đổ mồ hôi trộm khi ngủ mặc dù cháu vẫn lên cân và trí tuệ phát triển bình thường. Xin hỏi có phải cháu bị thiếu vi chất dinh dưỡng không? Có ảnh hưởng tới sức khỏe sau này không? (Vũ Thu Thảo - Hà Nội)
- Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng không khó nhận biết vì dấu hiệu của thiếu vi chất dinh dưỡng thường biểu hiện ra ngoài cơ thể trẻ.
Những gì bạn hỏi trong thư, rất có thể con bạn thiếu vitamin C (chảy máu chân răng), nếu nhìn kỹ bạn còn thấy lợi của cháu bị đỏ, đầu lưỡi có vết nứt và có mụn nhiệt, thiếu canxi (trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ) khi có dấu hiệu ngủ không yên giấc, răng mọc muộn, ra mồ hôi nhiều khi ngủ.
Ngoài ra, có một số biểu hiện trẻ thiếu vi chất khác như thiếu vitamin A, trẻ chậm lớn, hay ốm vặt, móng tay không hồng, nhìn sát đồ vật; trẻ thiếu kẽm thì có biểu hiện tóc khô, móng tay mềm dễ gãy; trẻ thiếu vitamin B1 có biểu hiện biếng ăn, tiêu hóa không tốt, hay đau bụng đi ngoài, thể trọng giảm sút...
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế có phòng tư vấn dinh dưỡng để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng kéo dài dẫn tới những hậu quả không tốt cho sức khỏe sau này.
ThS. TRẦN NGỌC XUÂN - Sức khỏe & đời sống
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hai quả thận là cơ quan chủ yếu nằm ở khoang giữa phía dưới bờ sườn sau. Thận có nhiệm vụ lọc các chất độc từ máu tạo ra nước tiểu, giữ các thành phần vi chất ổn định trong máu và sản xuất ra hormon tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu.
Niệu quản là hai ống dài hẹp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Bàng quang nằm ở phần bụng dưới, sau xương mu. Khi bàng quang đầy nước tiểu, ta sẽ có cảm giác mót tiểu, đi tiểu ra theo đường niệu đạo.
Trung bình một người lớn đi tiểu một ngày khoảng 1,5 lít nước, số lượng này thay đổi tùy thuộc lượng nước uống trong ngày. Nước tiểu bình thường vô khuẩn. Trong nước tiểu chứa nước, muối, các chất bã nhưng không có vi khuẩn, nấm...
Nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm), nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo.
Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn này không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận.
Yếu tố thuận lợi
Để vi khuẩn phát triển thì một trong những yếu tố thuận lợi hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là sự ứ đọng nước tiểu, sự ứ đọng này xảy ra do khối lượng tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản...
Chính vì vậy, mỗi lần đi khám thai tại bệnh viện, các sản phụ nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu để điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.
Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai
Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng.
Qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu. Thể bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.
Thể viêm bàng quang: Đái buốt, đái rắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.
Thể viêm thận - bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất. Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp...; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non...
Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận - bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài.
Điều trị có khó không?
Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai.
Sau đợt điều trị, sản phụ cần kiểm tra lại nước tiểu. Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không... Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ dọa sảy thai thì cho thuốc chống co bóp tử cung.
Phòng bệnh như thế nào?
Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Cần chú ý vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện; khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Ngoài ra uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.
Theo BS. THANH QUY - Sức khỏe & đời sống
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Sự đầu tư chăm sóc trong giai đoạn bào thai, 3 năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì của trẻ là đặc biệt quan trọng.
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố:
- 32% do yếu tố dinh dưỡng
- 23% do yếu tố di truyền
- 20% do vận động thể lực
- 15% là do môi trường, ánh nắng, tình hình bệnh tật, giấc ngủ...
Như vậy một điều chắc chắn là nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so với thế hệ trước.
Tuổi nào chiều cao phát triển nhanh?
Có 3 giai đoạn quyết định về chiều cao:
Giai đoạn trong bào thai: Trong 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50cm lúc chào đời (khoảng 3kg).
Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Năm thứ nhất tăng 25cm, hai năm kế tiếp mỗi năm tăng 10cm.
Giai đoạn dậy thì: Trẻ gái 10-6 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi là thời gian dậy thì.
Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12 cm/năm nếu được dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, không thể dự đoán được chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao.
Sau dậy thì, cơ thể tăng cao rất chậm. Đến độ tuổi 15, 16 và 17 thì chiều cao trung bình của các em nữ phát triển không đáng kể và chiều cao của các em nam thì phát triển chậm hơn.
Cách tính chiều cao của trẻ lúc trưởng thành
Phụ huynh ai cũng muốn biết trước chiều cao của con cái mình khi trưởng thành. Ngày nay, các nhà khoa học giúp các bậc phụ huynh làm điều ấy dễ dàng. Chiều cao lúc trưởng thành của trẻ thường được các nhà chuyên môn dự đoán bằng các công thức sau:
- Chiều cao lúc trưởng thành = chiều cao lúc 2 tuổi x 2.
Ví dụ, lúc 2 tuổi bé cao 85cm, dự đoán bé sẽ cao được 85cm x 2 = 1,7m lúc trưởng thành nếu được dinh dưỡng tốt.
- Chiều cao lúc trưởng thành = (chiều cao lúc 10 tuổi: 80) x 100.
Ví dụ, lúc 10 tuổi trung bình trẻ cao 1,4 m thì dự đoán khi trưởng thành bé sẽ đạt là (1,40 : 80) x 100 = 1,75m.
Khi con cái còn nhỏ, phụ huynh cũng muốn biết chiều cao hiện tại của con cái có “đúng chuẩn” chưa. Các nhà khoa học đưa ra cách tính chiều cao trẻ 2-12 tuổi như sau:
Chiều cao (cm) = Tuổi (năm) x 6 + 77. Ví dụ, trẻ 8 tuổi thì chiều cao tốt là : 8 x 6 + 77 = 1,25cm. Nếu bé 8 tuổi cao dưới 1,25m thì cần xem lại chế độ dinh dưỡng hoặc tật bệnh của cháu.
Ăn gì để tăng chiều cao?
Protein (chất đạm): Rất quan trọng đối với trẻ đang tăng trưởng. Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể... Trẻ không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao.
Lysin: Là axit amin thiết yếu. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Trẻ thiếu lysin dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.
Canxi: Giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ 6 tháng-18 tuổi cần khoảng 400-700 mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá nguyên xương, đậu hũ, các loại rau.
Vitamin A: Sinh tố đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da, sức đề kháng bề mặt cơ thể chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hóa, thiếu vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: sữa, trứng, cá, gan, thịt, rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín...).
Vitamin D: Giúp hấp thu canxi tốt hơn. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ thể nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu...) và tiền chất vitamin D nằm dưới da. Tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D với thời gian từ 15-30 phút/ngày.
Sắt: Là nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt.
Kẽm: Rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15 mg mỗi ngày.
Iốt: Là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iốt tăng dần theo tuổi: từ 50-150 mcg/ngày. Thức ăn nhiều iốt: muối iốt, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Tiến sĩ - bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: 25 năm, cao thêm 2 cm
Số liệu về hằng số sinh học người VN năm 1975 cho thấy người trưởng thành vào thời điểm này đã có chiều cao 160 cm đối với nam và 150 cm đối với nữ. Thế nhưng đến năm 2000, nghĩa là khoảng 25 năm sau, chiều cao trung bình của người VN trưởng thành chỉ tăng lên khoảng 2 cm, nghĩa là 162,3 cm (nam) và 152,3 (nữ). So với người Nhật Bản trưởng thành cùng nhóm tuổi thì người VN thấp hơn khảng 10 cm đối với nam và 6 cm đối với nữ, trong khi trước đây người Nhật vẫn được coi là dân tộc thấp bé. Chính vì vậy, đã đến lúc chúng ta nghĩ đến vấn đề làm thế nào nâng cao tầm vóc của người VN.
Theo AN THÁI - Người lao động
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Khi có thai, bà mẹ cũng như người thân trong gia đình đều mong muốn con cái họ sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh và đẹp đẽ. Rất nhiều người đã tìm mua các thuốc bổ để dưỡng thai, thuốc nam, thuốc bắc cho an toàn hơn thuốc Tây.
Thực tế về mặt khoa học, khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế một trong các công tác chăm sóc trước đẻ cho bà mẹ của người cán bộ y tế là phải thực hiện tư vấn tốt cho bà mẹ có thai về dinh dưỡng sao cho mẹ khỏe mạnh, con phát triển bình thường.
Thực sự bà mẹ có thai có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng thì không cần phải bổ sung thuốc bổ (hay thuốc dưỡng thai). Bạn sẽ đặt câu hỏi: “Thế tại sao y tế lại khuyên những người có thai cần uống viên sắt và axit folic?”. Sở dĩ có lời khuyên đó vì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai ở nước ta rất phổ biến, viên sắt và axit folic ngoài việc chống thiếu máu cho thai phụ và thai nhi còn ngăn ngừa một dị tật của thai là nứt đốt sống do thiếu loại axit này.
Nhiều người cho rằng uống thuốc bổ là vô hại nhưng không phải. Thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.
Với thuốc nam, thuốc bắc được coi là thuốc “dưỡng thai” thì đều do kinh nghiệm của các ông bà lang. Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, tuy nhiên không một ai có thể biết đích xác trong các chén thuốc dưỡng thai này có những hoạt chất gì.
Đối với Tây y, thuốc men đưa ra sử dụng đều là đơn chất, được chiết xuất từ một hợp chất hoặc từ cây cỏ. Các hoạt chất này được làm thuần khiết, được thử nghiệm trên các con vật thí nghiệm về tác dụng cũng như liều dùng rồi phải đem dùng thử trên các nhóm người tự nguyện thấy an toàn mới được đưa ra thị trường. Rất nhiều thuốc men do chưa có được những nhận xét xác đáng, đầy đủ về nguy cơ cho thai nhi đều được khuyên không nên sử dụng cho người có thai hoặc đang nuôi con bú.
Với thuốc nam, thuốc bắc, mỗi chén thuốc có rất nhiều vị; mỗi vị đó chứa không biết bao nhiêu hoạt chất khác nhau làm cho một thang thuốc có thể có tới hàng chục hoặc hàng trăm hoạt chất. Có thể nhiều hoạt chất trong chén thuốc đó không gây hại gì cho thai nhi nhưng chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể gây tai biến. Vì vậy tốt nhất khi có thai không nên nghe lời mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Nếu thật sự bạn thấy cơ thể mệt mỏi, “có vấn đề” trong lúc mang thai thì nên đi khám thai và đề nghị thầy thuốc hoặc thầy lang có kinh nghiệm cấp đơn dùng thuốc là an toàn hơn cả.
Theo BS PHÓ ĐỨC NHUẬN
Sức khỏe & đời sống
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Long nhãn, cùi mềm mịn, màu trắng như sữa lại mọng nước, vị ngọt như mật, là loại hoa quả tươi rất được ưa chuộng. Quả nhãn tròn xoe như mắt con "rồng" nên người ta gọi là long nhãn.
Theo ghi chép cổ của đông y, long nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt. Do long nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.
Vậy vì sao phụ nữ có thai lại phải kiêng, không ăn long nhãn? Sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.
Trong dân gian, có những phụ nữ có thai, trước khi sinh nở uống nước long nhãn, đó chủ yếu là những phụ nữ mang thai có thể chất yếu. Vì khi sinh nở phải tiêu hao thể lực khá lớn. Phụ nữ mang thai có thể lực yếu, khi sắp "ở cữ" thường dễ xuất hiện tay chân mềm nhũn bất lực, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi. Cho họ uống một bát nước long nhãn có khí nóng bốc lên, vừa thơm vừa ngon, sẽ rất có lợi cho việc tăng cường thể lực, ổn định tinh thần, giúp cho việc sinh nở tốt hơn. Đương nhiên, những phụ nữ mang thai có thể lực tốt thì không nhất thiết phải uống một bát nước long nhãn.
Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.
Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.
Theo Tri thức trẻ
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Trái cây rất tốt cho sức khoẻ, đó là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, không phải cứ tốt là có thể ăn bao nhiêu cũng được.
Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho thai phụ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Chẳng hạn như ma-giê giúp giảm chứng chuột rút ở thai phụ. Selenium giúp ngăn chặn dị tật thai nhi do bất thường trong nhiễm sắc thể. Kẽm giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh khó và thai lưu. Ka-li có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất tốt cho các thai phụ mắc chứng huyết áp cao, Vitamin C tăng cường sức kết dính của thành vách vi mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết ở thai phụ...
Tuy nhiên, tỷ lệ các vitamin và khoáng chất trong trái cây chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho thai phụ, bạn nên thêm các loại củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa...
Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần chú ý không phải loại quả nào tốt cho sức khoẻ cũng phù hợp với bạn. 
Sầu riêng
Lợi: Thành phần dinh dưỡng đáng chú ý nhất của loại quả này là vitamin C (chiếm 32%), folate (9%) và ma-gie (8%) (trong 100g). Có thể nói, đây là một loại quả rất tốt cho thai phụ.
Hại: Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal. Do đó, loại quả này không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.
Xoài
Lợi: Giàu ka-li (155mg/100g xoài) và can-xi (10mg/100g xoài), xoài rất tốt cho các thai phụ có nguy cơ thiếu sắt. Ngoài ra, xoài còn rất giàu vitamin C (27,7mg/100g xoài), chứa nhiều phenol (chất có chức năng chống ô-xy hoá) và selenium giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Vị chua của xoài xanh khiến nó là món ăn vặt hữu hiệu giúp xoa dịu những cơn nôn ói của thai phụ.
Hại: Ăn quá nhiều xoài xanh có thể làm tăng lượng a-xit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu như xót ruột, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.
Đu đủ
Lợi: Đu đủ chín có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin A, E, C, folate và các chất tốt cho thị giác như lutein và lycopene.
Hại: Nếu thai phụ đã được uống viên bổ sung vitamin A có hàm lượng 10.000UI/ngày, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, cà rốt. Cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây nguy cơ sẩy thai, dị tật thai nhi. 
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng đu đủ rất tốt cho những người bị táo bón, đặc biệt là trong thai kỳ, nên họ thường được khuyên ăn nhiều đu đủ để giúp tiêu hoá và đi ngoài tốt hơn.
Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây nguy cơ sẩy thai đó là do trong đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, có chứa nhiều chất nhựa kích thích co bóp tử cung và gây nguy cơ sẩy thai. Do đó, thai phụ chỉ nên ăn quả chín, không ăn đu đủ xanh, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, giai đoạn nhạy cảm. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết có nên ăn hay không.
Dưa hấu
Lợi: Dưa hấu có 91% là nước, giàu chất chống ô-xy hoá, vitamin A, C, ka-li, magiê. Loại quả này cũng giúp thai phụ chống lại tình trạng mất nước, giúp xoa dịu những cơn ợ nóng, buồn nôn.
Hại: Ăn quá nhiều dưa hấu gây đầy bụng, no hơi. Ngoài ra, do dưa hấu có hàm lượng đường cao, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh không nên ăn nhiều dưa hấu.
Nguồn: SGTT

»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»  

Để trị rắn cắn, có thể lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, lấy nước bôi và rửa vết thương, sau đó dùng bã đắp vào chỗ rắn cắn.

Rau ngổ còn gọi là rau om, thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da.

Các bài thuốc:

- Rau ngổ 20-30 g, giã nát, cho thêm nước sôi nguội, chắt lấy nước uống hằng ngày để trị sỏi thận:

- Rau ngổ khô 20-40 g sao vàng, sắc lấy nước uống 4-5 ngày liền, dành cho người bị rắn cắn.

- Rau ngổ tươi 15-20 g, kiến cò 25 g, giã nát, cho thêm 20-30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống để chữa rắn cắn, còn bã đắp lên vết thương.

- Rau ngổ 15-30 g sắc lấy nước uống hằng ngày để trị sổ mũi, ho.

- Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.

BS. Minh Ngọc, Sức Khỏe & Đời Sống

Còn gọi là rau ngổ thơm, ngổ trâu, rau ôm...(coriander)or tiếng latin (Enhydra fluctuans )

Trong y học, rau ngổ có tính mát, vị thơm, thành phần có chứa: 93% nước, 2,1% protit, 1,2% gluxit, 2,1% xenluloza, 0,29% vitamin B, có ít tinh dầu và mùi thơm, vitamin C...

Rau ngổ: Vị cay thơm, mát, có tác dụng tiêu thực, cầm máu. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa băng huyết, thổ huyết, mụn nhọt viêm sưng.
rau ngổ có thành phần có chứa: 93% nước, 2,1% protit, 1,2% gluxit, 2,1% xenluloza, 0,29% vitamin B, có ít tinh dầu và mùi thơm, vitamin C...

Rau ngổ có những công dụng sau:

+ Trị nhiễm độc thức ăn, dị ứng các thức ăn do chất tanh, lạnh: dùng ngổ tươi từ 40 gr - 80 gr rửa sạch, ăn sống.

+ Trị rắn cắn: Dùng cả thân và lá ngổ tươi (từ 40 gr - 80 gr) sắc uống hoặc nhai nhuyễn, uống nước, còn xác thì đắp lên chỗ vết cắn.

+ Trị lở ngứa, sần da: Lấy lá và ngọn ngổ tươi giã nát rồi đắp lên chỗ ngứa sẽ khỏi

Lưu ý: Ngổ, ngò om hay ngò ôm (danh pháp khoa học: Limnophila aromatica)[1] là một loại rau gia vị sống tại vùng khí hậu nhiệt đới thuộc họ Mã đề. Các tỉnh miền Nam gọi là rau om hay rau ôm. Tại các tỉnh miền Trung, rau này còn được gọi là ngổ hương. Các tên gọi khác ngổ thơm, ngổ om, mò om hoặc ngổ điếc.

Ngổ là cây thân thảo, mọc bò, thân rỗng giòn, dài 20 - 30cm, có nhiều lông, mùi rất thơm, lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng.

Ngổ có một hương vị nằm giữa chanh và thì là. Trong ẩm thực Việt Nam, rau này được sử dụng thường xuyên nhất để nấu canh chua kiểu miền Nam, đôi khi dùng kèm với phở Sài Gòn hoặc để ướp thịt, nấu lẩu [3]. Ở miền Bắc, ngổ và rau răm là hai loài rau gia vị không thể thiếu cho món chân giò giả cầy.

Ngổ dễ bị lẫn với ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) mà miền Nam gọi là rau ngổ hay ngổ cộng thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi hay ngập nước.

Ngổ trâu mọc dưới nước, sống nổi hoặc ngập nước, phân cành nhiều, có mắt. Lá dài, không cuống, mọc đối hay từng ba cái một; phiến hẹp, nhọn, bìa có răng thưa. Thân dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt, không lông. Lá ngổ trâu mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài khoảng 5 cm, rộng 6-10 mm. Cụm hoa hình đầu, không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bế không mào lông.

Ngổ trâu mọc nhiều ở các ao hồ tại Việt Nam. Ngoài ra còn thấy có ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc.

Ngổ trâu dễ bị lẫn với ngổ (Limnophila aromatica) mà miền Nam gọi là ngò om.[3] So với ngò om, thân ngổ trâu to cao hơn, mùi ít hăng hơn, ít tinh dầu hơn. Ngổ trâu không dùng làm gia vị kèm theo rau mùi, húng quế trong các món canh chua như ngò om mà dùng để xào với thịt bò hay tép, ăn kèm mắm kho, lươn um, giống như dùng rau muống tàu ăn với vịt nấu chao vậy.
»»  read more - Xem tiếp »»  
»»  read more - Xem Tiếp »»