RỤNG TÓC
Bệnh rụng tóc có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Bệnh thường xảy ra ở những người có độ nhờn của tóc trên mức trung bình, nôm na là tóc dầu.
Nếu bạn có mái tóc dầu, bạn sẽ hiểu được nỗi bực bội mà nó gây ra. Sáng sớm thức dậy, bạn bỏ ra vài mươi phút chải chuốt, trang điểm, làm một kiểu tóc thật đẹp... để rồi phải chứng kiến kiểu tóc đẹp này biến mất vào buổi trưa, khi dầu ở chân tóc tiết ra quá nhiều làm cho tóc bạn bị "xẹp" xuống...
Nếu triệu chứng này xuất hiện nơi bạn, hãy để ý chăm sóc mái tóc của mình trước khi quá muộn.
Một mái đầu trung bình có khoảng 130.000 đến 150.000 sợi tóc. Điều này có nghĩa là bạn cũng có chừng đó chân tóc, và chừng đó tuyến dẫn dầu lên mái tóc bạn.
DỰ ĐỊNH CẤY TÓC.. ... HÃY THỬ NHỮNG PHƯƠNG PH'ẢP DƯỚI ĐÂY TRƯỚC ĐÃ.




Thông thường bệnh rụng tóc chỉ xuất hiện ở những người có sợi tóc mềm và mỏng. Bệnh này tấn công phái nam nhiều hơn là phái nữ. Trung bình một người đàn ông có trên 300 sợi tóc trên một phân vuông da đầu trong khi người nữ chỉ vào khoảng 280 trên mỗi phân vuông. Tóc của phụ nữ thường cứng và dầy hơn phái nam, thường bệnh rụng tóc chỉ bắt dầu tấn công phụ nữ khi tóc của họ bắt đầu bị mỏng trở lại.



Nhìn chung, bệnh rụng tóc thường có nguyên nhân từ mái tóc đầu. Mức dầu quá nhiều chung quanh chân tóc làm sự lưu thông của máu nuôi chân tóc bi nghẽn lại. Từ đó chân tóc ngày càng teo nhỏ, tóc trở nên mọng hơn... cho đến lúc chân tóc biến mất. Lúc đó da đầu trở nên bóng, và việc mọc tóc trở lại rất khó khăn.



Bạn đang bị tóc dầu?... Tóc bạn trở nên mỏng hơn lúc trước? Những phương pháp dưới đây giúp bạn làm tóc bớt dầu hơn, cũng như một số thuốc thoa có thể làm tóc mọc trở lại ít nhiều.



Gội đầu thường xuyên

Nên gội đầu ít nhất mỗi ngày một lần với các loại shampoo có màu trong suốt (như các hiệu Neutrogena hoặc Revlon Clean ~ Clear...), chọn loại có chữ "for oi ly hai". Loại này thường không có pha thêm những chất giữ dầu lại hoặc cho thêm dầu vào tóc.


Nên xoa bóp da đầu để ép dầu ra khỏi chân tóc trước và trong khi gội dầu để có thể lấy dầu tối đa ra khỏi chân tóc. Khi gội, nên để chừng 3-5 phút trước khi xả để shampoo có thể lấy hết dầu trên tóc và chân tóc ra.


Khi gội xong nên xem lại dầu đã hoàn toàn ra hết chưa. Thường để lấy thật sạch dầu ra khỏi tóc và chân tóc, bạ cần gội shampoo hai lần cho đến khi tay vuốt vào tóc phát ra tiếng kêu két két là tóc sạch.


Đừng dùng Hair Conditioner

Các loại hair conditioner bán trên thị trường thường có công dụng bảo vệ tóc khô, hoặc tóc bị hư hại bởi các hóa chất từ thuốc nhuộm, keo xịt… mà ra. Bạn có mái tóc nhờn không nên dùng conditioner. Nếu thích, hãy dùng loại "for oily hair". Loại này sẽ không bỏ thêm dầu vào mái tóc vốn đã quá nhiều dầu của bạn.


Dùng "Hot Oil Treatment"

Phương pháp này phát xuất từ Âu-châu và được chứng minh là rất có kết quả trên mọi loại tóe, từ tóc dầu đến tóc khô, tóc bị chẻ hai, tóc bị nhuộm hay dùng keo quá đáng...


"Hot Oil Treatment" có công dụng làm nở chân tóc ra để dầu trong chân tóc có thể tiết ra ngoài cũng như cho các dược phẩm trong Hot Oil có thể thấm sâu vào chân tóc.


Bạn có thể tìm mua "Hot Oil Treatment" bán trong những ống nhỏ bằng plastic tại hàng bán dầu gội đầu, dưới các nhãn hiệu như "Tresemmé, Revlon, Swiss formula Steves, Vital-v-care... thường có hai loại là Extra Body và Moistunzed. Nên chọn loại extra body nếu bị tóc dầu.


Đừng suy nghĩ nhiều

Việc tập trung suy nghĩ nhiều có thể làm nhiệt độ ở chân tóc nâng cao và sản xuất dầu nhiều hơn. Đồng thời, sự suy nghĩ quá độ cũng làm cơ thể tiết ra kích thích tố androgen. Chất này kích thích sự sản xuất dầu trên tóc. Điều này bạn có thể nhìn thấy dễ dàng trong đời sống hàng ngày, thường những người sói đầu đều là những người có thói quen hoặc làm những nghề bắt buộc phải suy nghĩ nhiều.


Thuốc mọc tóc

Hiện nay chỉ có 3 loại thuốc có thể làm tóe mọc trở lại là Placebo, Minoxidil (dưới nhãn hiệu Rogain), và Zhangguang.
Cả 3 loại thuốc này đêu có công dụng điều hòa sự lưu thông của máu và tàng cường sự lưu thông này tại các chân tóc.
Thuốc Minoxidil làm 26% bệnh nhân mọc tóc lại một cách đáng kể, 33% mọc lại chút ít, và 41% không có hiệu quả. Khuyết điểm duy nhất của Minoxidil là thuốc này thường chỉ có hiệu quả trên đỉnh đầu mà thôi) và thường không làm tóc sói ở trên trán mọc lại.

----
CHỨNG CHUỘT RÚT, TÊ LẠNH NGÓN CHÂN TAY
Chứng này thường đến với bạn vào mùa đông và tại những nơi thời tiết lạnh. Khi phải ra ngoài trời lạnh, bạn thường bắt đầu có cảm giác tê cóng các đầu ngón tay và ngón chân trước tiên. Cảm giác tê cóng này đôi khi trở thành đau buốt, nguy hiểm. Tình trạng trên cũng có thể đến với bạn ngay trong khi bạn nằm ngủ và có cảm giác hai bàn chân lạnh buốt, hoặc khi bạn chơi đàn dương cầm, đánh máy chữ nhiều.


Sau cảm giác lạnh buốt này, đột nhiên bạn cảm thấy gân tay hay chân co rút lại, không theo sự điều khiển của bạn nữa, đầu ngón tay, chân tái xanh lại vì máu lưu thông không kịp; bạn bị chuột rút. Chứng này tuy chỉ gây đau đớn chút ít nhưng sẽ trở thành nghiêm trọng nếu bạn không chữa trị kịp thời. Dần dà, các ngón tay, chân hay bị tê lạnh sẽ mất cảm giác, và sẽ trở nên yếu ớt hơn.

Chứng tê lạnh hay chuột rút chủ yếu do khí hậu gây ra, cũng có thể do sử dụng các dụng cụ, máy móc rung động nhiều như máy cưa, máy khoan, máy đào bê tông, do hay sử dụng các ngón tay và ở các vị trí hay bị mỏi như đánh dương cầm, đánh máy chữ; hoặc do các tư thế làm việc phải đưa tay lên cao trong thời gian dài... Chứng chuột rút cũng có thể do sự mất quân bình của hệ thần kinh gây ra.


Dù vì lý do nào, dù chứng chuột rút hay tê cóng này xảy ra ở tay hay chân, những phương pháp dưới đây cũng cung cấp cho bạn những nên tảng y học hữu hiệu trong việc chữa trị và ngăn ngừa.


Ăn nhiều thực phẩm có chất sắt
Chất sắt đầy đủ sẽ giúp cho thân thể chống lạnh hữu hiệu hơn. Thực phẩm có nhiều chất sắt bao gồm các loại thịt đỏ (nhớ bỏ hết mỡ), gà vịt, cá, và các rau cải có màu xanh đậm.


Đừng dùng nhiều cà phê, thuốc lá
Thuốc lá làm máu lưu thông chậm hơn vì chúng tạo nên một lớp màng tích tụ trong hệ thống động mạch. Chất nicotine trong thuốc lá cũng như cafein trong cà phê có khả năng làm mạch máu bị co nhỏ lại và khiến cho máu giảm tốc độ lưu thông. Khi máu lưu thông chậm hơn, những nơi xa xôi như đầu ngón tay, chân thường trở nên lạnh vì không tiếp nhận đủ nhiệt lượng cần thiết.


Cẩn thận khi "sưởi ấm" bằng rượu mạnh
Bạn từng uống một ngụm rượu mạnh giữa trời lạnh? Ấm làm sao cái cảm giác đó. Chất alcohol trong rượu có tác dụng ngược với nicotine hay cafein. Nó này làm các mạch máu trương căng lên và máu lưu thông dễ dàng hơn. Các triệu chứng lạnh bàn chân hay bàn tay thường giảm ngay sau một vài ngụm rượu.


Tuy nhiên, chỉ nên dùng phương pháp này khi bạn không ở cách qúa xa nhà hoặc những chỗ có thể sưởi ấm. Nếu bạn đang bị lạc một mình trong rừng và phải đi bộ nhiều cây số mới tìm được chỗ sưởi, rượu có thể làm bạn cạn nguồn thân nhiệt (vì nhiệt lượng đã theo máu tràn ra hết tứ chi rồi). Khi nguồn thân nhiệt bị cạn hết, một người đi bộ giữa rừng có thể bị chết cóng trước khi tìm được làng mạc để sưởi ấm.

Mẹo vặt:
Khi bị chuột rút, hãy bấm mạnh môi trên bằng ngón tay trỏ và ngón cái độ nửa phút, sẽ hết.
Bột phấn trị hôi chân sẽ giúp bạn bớt bị cóng bàn chân. Các tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân và dưới nách. Khi mồ hôi tiết ra nhiều, nó sẽ bay hơi và làm làn da nơi đó trở nên lạnh hơn. Việc dùng bột phấn rắc vào để hút mồ hôi chân trước khi mang tất sẽ làm chân bớt bị cóng hơn rất nhiều.
Với nhiệt độ ấm áp vừa phải trong phòng, bạn cho bàn tay (hoặc bàn chân) vào một chậu nước thật ấm, ngâm độ phút. Kế đó, bước ra một nơi thật lạnh và lại ngâm tay trong một chậu nước thật ấm trong 10 phút. Làm như vậy mỗi ngày từ 3 đến 6 lần, cách ngày lại tiếp tục như vậy.
Trong một thí nghiệm với 150 quân nhân, sau khi tập như vậy được 54 lần, nhiệt độ đo được khi bàn tay họ ở trong thời tiết lạnh ấm hơn 7 độ so với trước khi tập... Nếu bàn tay, bàn chân bạn cũng được tập luyện để ấm hơn 7 độ như vậy, bạn sẽ không bị chuột rút nữa
-------
VẾT BẦM
Trừ phi cả ngày quấn người trong một lớp bông dày; bằng không, bạn khó mà tránh được việc lâu lâu lại có một vết bầm trên đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ... Nhiều vết bầm không biết vì đâu mà có. Che bằng cái gì đây? Một chiếc khăn quàng vào mùa hè, hay một lớp phấn thật dày? Biện pháp cuối cùng vẫn là làm sao cho vết bầm này tan càng nhanh càng tốt.


Làm sao để vết bầm tan đi trong thời gian ngắn nhất? Hãy áp dụng những phương pháp dưới đây.

Đắp nước đá
Khi vừa đụng phải cạnh bàn, cảm thấy đau điếng, bạn biết chắc rằng nơi đó sẽ xuất hiện một vết bầm xanh, tím hoặc đen trong 1-2 ngày sau. Đừng thử chờ xem vết bầm có hiện lên hay không, vì lúc đó có lẽ đã hơi trễ.


Hãy dùng một bao nylon chứa nước đá đắp lên ngay chỗ đau hoặc dùng các bao giữ lạnh chứa chất lỏng màu xanh bán tại các tiệm thuốc Tây, bỏ vào ngăn đá vài tiếng rồi đắp lên vết thương (loại này dễ dùng và ít chảy nước hơn là dùng bao nylon đựng nước đá, công hiệu như nhau, nhưng dĩ nhiên đắt tiền hơn). Đắp nước đá trên chỗ đau chừng 15 phút, lấy ra 15 phút, và đắp lại 15 phút... tiếp tục như vậy trong vài tiếng đồng hồ ngay sau khi bị thương.


Theo bác sĩ Hugh M. (phòng Cứu thương Bệnh viện Aspen, Colorado), nước đá có công dụng làm co các mao quản dẫn đến vết thương, khiến máu không dẫn nhiều đến đó. Vết bầm hình thành do máu bầm tụ lại chung quanh chỗ bị thương. Càng ít máu đến vết thương, vết bầm sẽ càng nhỏ hơn. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm vết thương bị tê, làm giảm sự đau đớn nơi đó.


Hơ nóng vào ngày hôm sau
Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ. Đây là lúc bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết này tan biến nhanh chóng.


Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. Bác sĩ Sheldon P. (Đại học Y khoa Duke) giải thích rằng hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, và vì thế sẽ làm vết bầm tan nhanh hơn.


Lý luận này có lẽ không xa lạ gì lắm. Tại Việt Nam, bạn đã từng thấy người ta xoa dầu nóng lên vết bầm. Hành động này không ngoài mục đích giúp máu lưu thông nhanh hơn... Dù sao, chắc chắn sự kết hợp của lạnh và nóng sẽ tốt hơn trường hợp chỉ dùng dầu nóng mà thôi.


Dùng sinh tố C
Sinh tố C cũng là một trong những thuốc làm tan vết bầm rất hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu của Đại học North Carolina, những người có ít chất sinh tố C trong cơ thể thường dễ bị bầm hơn và vết bầm cũng lâu tan hơn. Sinh tố C tạo nên những lớp collagen bảo vệ cơ thể. Những lớp này mỏng hơn ở bàn chân, bàn tay và ở mặt; đó là lý do vết bầm tại các nơi này thường dễ xuất hiện hơn, đậm hơn và lâu tan hơn.


Vì thế, nếu bạn nhận thấy mình dễ bị bầm hơn người khác, đó không phải là do da thịt bạn "độc" hơn đâu, mà chính là do thói quen tiêu thụ ít sinh tố C. Để ít bị bầm hơn, bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500 mg sinh tố C mỗi ngày.
Muốn uống nhiều sinh tố C như vậy, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu ngại đến bác sĩ thì hãy cố tiêu thụ nhiều thức ăn có sinh tố C như trái cây có vị chua, rau cải màu xanh lá cây đậm.


Ảnh hưởng của các loại thuốc
Một số người hay dùng aspirin hoặc các loại thuốc có công dụng làm loãng máu khác; họ dễ bị bầm hơn người khác. Chuyện này dễ hiểu vì máu càng loãng, càng chậm đông thì sẽ càng dồn đến và loang rộng quanh vết thương nhiều hơn.


Ngoài ra, những loại thuốc chống sưng đỏ (như thuốc bôi mụn, đắp mụt nhọt...), thuốc làm giảm căng thẳng thần kinh hoặc điều trị hen... thường có tác dụng làm máu chậm đông hơn, khiến các vết bầm trở nên lớn hơn, đậm hơn. Những người nghiện rượu hoặc ma túy cũng dễ bị bầm hơn người thường. Nếu bạn đang uống một loại thuốc nào đó mà nhận thấy mình dễ bị bầm hơn, nên trình bày với bác sĩ của bạn.


Ảnh hưởng của việc tập thể thao quá độ
Bạn không thường xuyên tập thể thao, thể dục, nhưng vào một buổi cuối tuần nào đó bỗng tham gia vào những trò chơi thể thao mạnh bạo như leo núi, đua xe đạp, chơi banh...Sáng hôm sau, bạn có thể thấy một vài vết bầm mà không rõ nguyên nhân tại sao. Chuyện này chẳng có gì nghiêm trọng. Khi cố gắng nhiều, cơ thể sẽ tạo nên những bọt trong mao quản. Những bọt này biến thành vết bầm khi máu dồn vào. Hãy đắp nước nóng nếu muốn làm tan những vết này.


Vết bầm không rõ nguyên nhân?
Nếu bạn thường bị những vết bầm không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh. Khi hệ thống phân phối máu không điều hòa, bạn thường bị những vết bầm như vậy... Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số bệnh nhân AIDS cũng có các vết xanh tím như vết bầm, nhưng chúng không tan đi như những vết bầm thông thường.

0 comments

Post a Comment